Ngũ Thạch Thiên Thảo Mộc

Công dụng:

– Tăng cường đào thải các chất lắng đọng trên đường tiết niệu ra ngoài cơ thể

– Hỗ trợ giúp bài sỏi kết ở thận, bàng quang, niệu đạo, sỏi mật.

– Cải thiện các triệu chứng của sỏi đường tiết niệu gây ra: đau lưng, tiểu buốt, ra máu, bí tiểu.

– Giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, lợi mật, tăng bài tiết dịch vị.

– Hỗ trợ làm ngưng sự phát triển của sỏi, bào mòn và đẩy sỏi ra ngoài qua đường nước tiểu.

– Tăng cường hệ miễn dịch, tránh biến chứng.

Đối tượng dùng:

. Dùng cho người nóng nhiệt, lượng nước tiểu cô đặc có nguy cơ sỏi thận do ứ đọng chất urate.

. Bí tiểu, đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu, đi tiểu thường xuyên

. Buồn nôn – Cảm lạnh – Đau lưng, bụng

. Vàng da,vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc

 Cách dùng:

Người lớn:

– Trường hợp muốn giảm nguy cơ mỗi lần uống 2 viên, ngày 3 lần trước khi ăn 15 phút

– Trường hợp sỏi tiết niệu mỗi lần uống 2 – 4 viên, ngày 3 lần trước khi ăn 15 phút

Sử dụng liên tục 2-3 tháng để đạt kết qủa tốt nhất.

Để có sức khỏe bền vững nên duy trì sử dụng. duy trì 2 -3  viên/lần /ngày.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tài Liệu Chi Tiết Về Thuốc Y Học Cổ Truyền Ngũ Thạch Thiên Thảo Mộc

GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU BẰNG BÀI THUỐC Ngũ Thạch – Thiên Thảo Mộc

1. Một số bài thuốc đông y

Cùng với tân dược nhiều người bệnh hiện có xu hướng tìm đến các bài thuốc cổ truyền. Để dùng thuốc người bệnh cần thăm khám, nắm rõ về loại sỏi, tình trạng để xây dựng phác đồ trị bệnh phù hợp.

Bạn có thể tham khảo những bài thuốc được nhiêu người lưu truyền sau đây:

  • Bài thuốc 1: Các dược liệu thạch vĩ, ngưu tất, hải kim xa, ngưu não thạch, kê nội kim, đông quỳ tử mỗi thứ 10gr; kim tiền thảo 30gr; Giáng hướng, cam thảo tiêu mỗi thứ 3gr. Thực hiện sắc mỗi ngày 1 dùng liên tục 15 thang/đợt.
  • Bài thuốc 2: Kim tiền thảo 30gr; xích linh, hoạt thạch, xa tiền tử mỗi thứ 12gr; vương bất lưu hành 15gr; kê nội kim, sơn giáp mỗi thứ 10gr; cù mạch 8gr kết hợp cùng 6gr mộc thông và 4gr cam thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc chia làm 3 lần uống, dùng liên tục ít nhất 2 tuần.
  • Bài thuốc 3: Hoạt thạch 16gr; xa tiền tử, thạch vĩ, chi tử, xa tiền tử, phục linh, tạng bạch bì mỗi vị 12gr, kết hợp cùng mộc thông, cam thảo mỗi thứ 6gr. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

CÁCH ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU DỨT ĐIỂM BẰNG BÀI THUỐC Ngũ Thạch – Thiên Thảo Mộc

Hiện nay , chúng tôi đang ứng dụng bài thuốc BÀI THUỐC Ngũ Thạch – Thiên Thảo Mộc vào điều trị bệnh sỏi tiết niệu.

Bài thuốc BÀI THUỐC Ngũ Thạch – Thiên Thảo Mộc  là kết tinh của những bài thuốc đặc trị sỏi theo phương pháp Y Học Cổ Truyền bởi các bài thuốc gia truyền đúc kết từ lâu đời của các gia tộc để lại kết hợp với máy móc khoa học hiện đại phương pháp  tách chiết tinh chất có trong các vị thuốc ở dạng tinh dầu thuốc hoặc cao thuốc tổng ng hợp thành bài thuốc dưới dạng viên thuốc nén hoặc dạng dung dịch, ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại nhất để cho ra đời sản phẩm sẽ tiết kiệm thời gian sắc thuốc và mang lại chất lượng bài thuốc tối ưu, chất lượng nhất – ví dụ:  2 viên thuốc( được chiết suất từ các vị thuốc ở dạng cao sau đó tổng hợp, hòa trộn với nhau sau đó nén thành từng viên thuốc)  giờ đã được cô đặc tinh khiết có trong bài thuốc tương ứng với 1 thang thuốc bình thường quý khách phải mất 3-6 tiếng sắc 200-500g  các vị thuốc thô vất vả mới có thể tạo ra chén thuốc như ông cha chúng ta và hiện tại cũng rất nhiều người sử dụng phương pháp này nên chất lượng thuốc vẫn chưa được hoàn hảo và chất lượng thực sự mà lại mất thời gian và vất vả hơn. bệnh nhân tự sắc thuốc tại nhà không đúng cách có thể khiến vị thuốc không giữ được dược tính vốn có. Do đó đội ngũ chuyên gia Thiên Thảo Mộc đã nghiên cứu và bào chế dưới dạng cao và tinh dầu để giúp người bệnh sử dụng bài thuốc tiện lợi hơn nhưng vẫn giúp bài thuốc duy trì được những đặc tính vốn có.

  • Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng với sỏi có kích thước dưới 10mm:
  • 87% bệnh nhân hoàn toàn hết sỏi sau 03 tháng điều trị
  • 7,5% bệnh nhân hết sạch sỏi sau 4 tháng điều trị do sỏi to, sỏi san hô khó điều trị.
  • Còn lại 5,5% bệnh nhân chỉ giảm triệu chứng… sỏi chỉ nhỏ đi không hết, do cơ thể đáp ứng với thuốc chậm hoặc không tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, bỏ thuốc giữa chừng …
  • Sỏi có kích thước < 0,5cm thì 2 tháng sẽ hết hoàn toàn

Đảm bảo chất lượng, được kiểm định và an toàn với người sử dụng

  • Thuốc Ngũ Thạch có tác dụng bài sỏi, tán sỏi thành những bụi mịn, nhỏ để đào thải ra ngoài cơ thể. Thuốc còn có tác dụng nhiều trong hàng khí, hoạt huyết, giảm viêm sưng, giảm đau cho người bệnh, có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận cho những người bị sỏi thận .Khi bào mòn sỏi, làm mềm sỏi rồi mà thuốc Ngũ Thạch có tác dụng thứ 2 tăng cường lợi tiểu, thông niệu, thanh nhiệt, giải độc … thì sẽ đào thải cặn sỏi ra ngoài được. Hiệu quả bài thuốc kéo dài, vừa tác dụng điều trị sỏi thận vừa bồi bổ sức khoẻ người bệnh
  • Khi bệnh nhân bị sỏi tiết niệu thường có các dấu hiệu như đau quặn bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu lúc này cần kết hợp với bài thuốc BÀI THUỐC Ngũ Thạch – Thiên Thảo Mộc để thanh nhiệt, giải độc, táo thấp cho cơ thể.
  • Sau khi đã tán sỏi và tiêu viêm, giảm đau cho người bệnh, bài thuốc BÀI THUỐC Ngũ Thạch – Thiên Thảo Mộc sẽ đảm nhiệm vai trò bổ thận, khí hóa bàng quang. Vì Theo Y Học Cổ Truyền thận chủ nhị tiện trong đó có tiểu tiện, thận điều tiết tiểu tiện bằng chức năng khí hóa bàng quang. Khi thận hư thì chức năng khí hóa bàng quang suy giảm, vì vậy phải bổ thận để giúp bàng quang hoạt động bài niệu tốt hơn.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỎI TIẾT NIỆU

  • Uống nhiều nước (2-2,5 lít/ngày) sẽ làm tăng lượng nước tiểu, bỏ thói quen nhịn tiểu, nước tiểu sẽ được pha loãng làm giảm nồng độ các chất calci, oxalat…Ngoài nước lọc, người bệnh có thể uống thêm các loại nước lợi tiểu, thanh mát như râu ngô, nước bầu, nước bông mã đề….
  • Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh với các cách như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên,các loại phomat; giảm lượng đường trong các bữa ăn.
  • Sử dụng những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận. Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê.
  • Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

Tư Liệu Liên Quan Đến Sỏi Trong Cơ Thể Con Người:

  1. CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIẾT NIỆU? SỎI TIẾT NIỆU LÀ GÌ?

Hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo, có chức năng lọc máu, bài tiết và đào thải chất độc ra bên ngoài cơ thể.

Sỏi tiết niệu là bệnh lý liên quan tới hệ tiết niệu, xảy ra trong quá trình bài tiết, các tinh thể kết tinh lâu ngày hình thành sỏi. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu. Như vậy sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thậnsỏi niệu quảnsỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Bệnh lý thường gặp nhất ở nam giới đặc biệt là đối tượng nằm trong độ tuổi trung niên từ 30 – 35 tuổi.

Hệ tiết niệu ở người

Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC): “Hơn 40% tỷ lệ người bị sỏi tiết niệu đang được điều trị ở khoa Tiết niệu, các chuyên gia chia bệnh lý thành 4 vị trí để dễ dàng điều trị và phân biệt dựa trên triệu chứng.”

Phần lớn sỏi được kết tinh tại thận sau đó di chuyển, rơi xuống các bộ phận khác theo dòng nước tiểu như bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Ở mỗi vị trí chúng sẽ gây ra các dấu hiệu khác nhau, ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe.

Các loại sỏi niệu được cấu tạo từ các thành phần khác nhau, thường gặp nhất là:

  • Sỏi calcium: Chiếm hơn 85% các trường hợp, do sự tăng nồng độ calci trong nước tiểu cùng một số yếu tố khác quyết định kết thành sỏi niệu.
  • Sỏi oxalat: Ở các nước nhiệt đới như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào… tỷ lệ người bệnh mắc phải sỏi oxalat cao hơn. Đặc biệt oxalat còn có thể kết hợp với calci để tạo thành sỏi oxalat calci.
  • Sỏi phosphat: Trường hợp chiếm khoảng 5 – 15% người bệnh, sỏi sẽ có kích to, hình san hô, cản quang. Chúng xảy ra bởi sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc do vi khuẩn proteus gây nên. Loại vi khuẩn này sẽ tạo ra men urease làm phân huỷ thành amoniaque, kiềm hoá nước tiểu, và kết tủa thành sỏi.
  • Sỏi Acid uric: Lượng bài tiết axit uric trong nước tiểu xuất hiện quá nhiều, bị cô đặc khiến cơ thể nóng bức, mất nước. Ngoài ra người bệnh thường xuyên ăn lòng heo, lòng bò, thịt cá khô mắm cũng là nguyên nhân gây ra sỏi đường tiết niệu.
  • Sỏi Cystin: Dị tật ở ống thận sẽ là ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của bàng quang. Tuy nhiên ở nước ta trường hợp này không quá phổ biến.

Ii. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH SỎI TIẾT NIỆU

Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,… thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu.

Sỏi đường tiết niệu đa số được hình thành từ thận sau đó di trú theo dòng nước tiểu tới các vị trí khác. Hiện nay chưa có bất kỳ khẳng định nào về nguyên nhân gây ra sỏi đa phần do chế độ sinh hoạt và ăn uống của người bệnh gây nên. Ngoài ra một số yếu tố khách quan như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh sống ở vùng sỏi… Dưới đây là một nguyên nhân hình thành bệnh sỏi tiết niệu

u.

  • Tác dụng của thuốc tây:Người có độ tuổi từ 30 – 35 thường bắt đầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa canxi nhằm tăng sức bền cho xương. Tuy nhiên khi cơ thể không hấp thu hết được lượng canxi trong thuốc, chúng sẽ đào thải qua thận. Điều này khiến cho chức năng của thận phải tích cực hoạt động, dễ gây ra tình trạng sỏi tiết niệu.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều nhưng không thể chuyển hoá hết làm tích tụ chất ở đường tiết niệu. Một số người còn có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước lâu dần tình trạng nước tiểu bị ứ đọng, dẫn tới hình thành sỏi đường tiết niệu.
  • Các bệnh lý đường tiết niệu:Người bị u tiền liệt tuyến hoặc nhiễm khuẩn dễ bị sỏi tiết niệu hơn so với bình thường. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng dần do thức ăn nhiều đạm tạo nên người bệnh sẽ dễ bị sỏi hơn.
  • Ngoài ra còn có các yếu tố thúc đẩy hình thành sỏi như:
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn quá mặn, nạp nhiều canxi, đạm…
  • Môi trường sống và làm việc nóng bức, căng thẳng…
  • Sự hình thành của sỏi dựa trên cấu trúc đặc thù gồm chất mucoprotein có tác dụng như một chất kết dính các thụ thể với nhau và tinh thể hoà tan trong nước tiểu như Ca, P, Mg, Urat….
  • Khi nước tiểu bị cô đặc hoặc độ pH trong chất thải thay đổi thì việc hoà tan hoạt chất trở nên khó khăn hơn, chúng bị ứ đọng, không thể loại trừ dẫn tới kết tụ sỏi. Vấn đề rối loạn tiêu hoá, hormone nội tiết, hoặc dị tật bẩm sinh cũng làm tăng tỷ lệ bệnh lý đường tiết niệu hơn.

III. TRIỆU CHỨNG SỎI TIẾT NIỆU CƠ BẢN

Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu:

Đau là biểu hiện hay gặp nhất khi mắc sỏi tiết niệu. Tùy vị trí sỏi hình thành mà có các biểu hiện khác nhau, từ không có triệu chứng (bệnh nhân tình cờ phát hiện sỏi khi đi khám) đến những triệu chứng rất rầm rộ. Nhìn chung bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, cơn đau vặn ở vùng hông đến thắt lưng lan xuống vùng mạn dưới sườn. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước vùng bụng dưới, đau xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc.
  • Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể tiểu buốt (tiểu buốt cuối bãi tiểu hay tiểu buốt toàn bộ bãi tiểu), tiểu dắt (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), tiểu khó, bí tiểu hoàn toàn, tiểu máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm), nước tiểu đục, có thể ứ mủ bể thận… biểu hiện nghiêm trọng nếu không sớm điều trị sẽ dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt, mất mạng.
  • Đau nhức ở cơ quan sinh dục:Do tình trạng sỏi cọ xát vào niệu đạo, đi kèm với cơn đau âm ỉ ở vùng hông nam giới sẽ cảm thấy đau nhức ở ở dương vật.
  • Một số triệu chứng khác như: buồn nôn, chóng mặt, cơ thể nóng bức, cao huyết áp, khó chịu cũng xuất hiện khi sỏi tiết niệu hình thành. Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn.

Iv. ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC SỎI TIẾT NIỆU

Những đối tượng dưới đây dễ có nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu:

  • Gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh sỏi tiết niệu
  • Người bất thường đường tiết niệu bẩm sinh
  • Người từng can thiệp đường tiết niệu
  • Người bị viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần
  • Người ít uống nước
  • Người cao tuổi
  • Người ít vận động, bất động lâu ngày
  • Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…).
  • Người thường xuyên uống các thuốc chứa canxi, Viên C sủi…
  • Người có thói quen nhịn tiểu
  • Người thường xuyên sống trong môi trường nóng bức
  • Nam giới thường dễ mắc bệnh sỏi tiết niệu hơn nữ giới

Mặc dù những trường hợp trên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, nhưng đối tượng nào cũng có thể gặp phải bệnh lý trên, vì vậy bạn không nên chủ quan. Khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên cần tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kịp thời điều trị.

V. SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tác hại của sỏi tiết niệu:

Sỏi tiết niệu gây ra nhiều biến chứng nguy hại:

  • Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.
  • Sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp, gây bí đái cấp hoặc mạn.
  • Chức năng thận của bệnh nhân có thể bị suy giảm, khiến bệnh nhân bị suy thận cấphoặc mạn.

Sỏi tiết niệu gây tổn thương dựa trên sự tắc nghẽn, cọ xát và nhiễm khuẩn. Người bệnh thường khó nhận biết các triệu chứng khi bệnh mới khởi phát. Vì vậy khi phát hiện bệnh lý đã diễn biến nghiêm trọng biến chứng nguy hiểm như ứ nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu…

Bệnh lý đường tiết niệu này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh sỏi đường tiết niệu gây ra nhiều biến chứng như:

  • Ứ nước tiểu: Nước tiểu bị ứ đọng do kích thước của sỏi to dần, làm tắc nghẽn ống dẫn tiểu, gây nên các tổn thương ở chức năng của thận.
  • Suy thận: Khi sỏi tiến triển nặng, người bệnh có thể bị suy thận. Sỏi gây tắc nghẽn đường tiết niệu, vô niệu dẫn tới tình trạng suy thận cấp, một số trường hợp sỏi cọ xát làm tế bào thận bị tổn thương gây ra suy thận mãn tính.
  • Viêm đường tiết niệu: Ma sát của sỏi sẽ làm niêm mạc bên trong bị rách, gây chảy máu tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật gây hại khiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm.
  • Thận ứ nước, giãn bể thận, đài thận: nước tiểu bị chặn lại bởi sỏi niệu quản sẽ ứ đọng lại trong thận, niệu quản, bàng quang, nếu không được can thiệp kịp thời, thể tích nước tiểu không ngừng tăng lên sẽ khiến thận bị ứ nước, đài và bể thận bị giãn rộng. Có thể gây Suy thận cấp và mạn tính: Sỏi kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, thận ứ nước, ứ mủ… dần dần sẽ dẫn làm suy giảm chức năng thận, gây bệnh suy thận cấp và mạn tính, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
  • Sỏi gây cản trở sự bài tiết, khiến đường niệu ứ trệ và phình đai. Giãn đài bể thận xảy ra làm suy giảm chức năng, căng giãn và chèn ép nhu mô thận. Nghiêm trọng hơn sẽ làm mất hoàn toàn chức năng lọc và đào thải ở thận..
  • Biến chứng khác: Ngoài ra một số biến chứng như nhiễm trùng, viêm thận kẽ, viêm đài bể thận, thận ứ mủ, ứ nước, áp xe, phù nề ở thận…

Việc điều trị sỏi đường tiết niệu hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau, người bệnh có thể lựa chọn cách chữa phù hợp với triệu chứng của mình.

VI. CHẨN ĐOÁN SỎI :

Để biết chính xác vị trí sỏi, loại sỏi bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành các bước chẩn đoán trước khi đưa ra phác đồ điều trị. Hiện có 2 phép chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng được thực hiện tại các cơ sở y tế.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

Bao gồm nhiều xét nghiệm, chụp chiếu bằng máy móc để quan sát sỏi:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Sẽ thấy được hồng cầu, bạch cầu, tìm ra tinh thể oxalat, vi khuẩn, canxi…
  • Siêu âm đường tiết niệu: Là phương pháp đơn giản nhất giúp quan sát đường tiết niệu.
  • Chụp Xquang: Giúp xác định vị trí, hình dáng của sỏi. Tuy nhiên biện pháp này chỉ được áp dụng khi nghi ngờ sỏi niệu quả hay sỏi thận.
  • Chụp CT: Nhằm xác định sỏi, tình trạng cũng như các rối loạn ở đường tiết niệu.

Chẩn đoán chính xác loại sỏi đường tiết niệu để điều trị dứt điểm

– Sỏi rất dễ phát hiện và chẩn đoán bằng cách sờ nắn hoặc thăm khám để xác định đúng vị trí của sỏi. Nếu sỏi nằm ở niệu đạo sau, khi khám lâm sàng sẽ nghe thấy tiếng va chạm của sỏi với dụng cụ kim loại.

– Khi sỏi nằm ở túi thừa niệu đạo hoặc vị trí bị tắc hẹp, có thể cần siêu âm hay chụp X- quang niệu đạo ngược dòng, X- quang hệ tiết niệu để phát hiện cả sỏi niệu đạo và sỏi ở các vị trí khác trên đường tiết niệu.

Chẩn đoán lâm sàng:

Bác sĩ sẽ hỏi về các thông tin liên quan đến bệnh như tiền sử, vị trí đau, các triệu chứng người bệnh gặp phải, tiến hành ấn và kiểm tra, bệnh xảy ra âm thầm nhưng có thể biết được triệu chứng bệnh qua các biểu hiện dưới đây :Đau bụng và thắt lưng

Con đau từ thắt lưng xuống vùng mạn dưới sườn rồi lan xuống xương chậu và cuối cùng là bụng dưới. Đây là triệu chứng do sỏi thận di chuyển gây cọ xát tổn thương đường tiết niệu.

Đau thắt lưng – triệu chứng bệnh sỏi thận

Đi tiểu khó, tiểu buốt

Bệnh nhân khó khăn khi đi tiểu, thường tiểu buốt do khi đi tiểu kéo theo sỏi thận dẫn đến tình trạng đau, viêm nhiễm.

Đi tiểu ra máu

Đây là dấu hiệu đường tiết niệu bị tổn thương khi sỏi thận di chuyển cọ xát.

Nước tiểu lẫn cặn hoặc có màu bất thường

Nước tiểu lẫn cặn bã do nhiều chất cặn bã lắng đọng được thải ra ngoài và thường không có mùi nhiều. Còn nước tiểu có màu tức là bị viêm nhiễm đường tiết niệu do cọ xát nhiều gây nên mùi nước tiểu hôi.

Tiểu dắt và tiểu són

Thường gặp khi lượng nước tiểu ít và tiểu nhiều lần do sỏi di chuyển xuống niệu quản và bàng quang gây tắc nghẽn đường nước tiểu.

Biểu hiện tiểu rắt, tiểu són khi mắc bệnh sỏi thận

Buồn nôn hoặc nôn mửa 

Do sỏi thận ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và dây thần kinh bụng dẫn đến dạ dày khó chịu, co thắt gây nên tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa.

Thường bị sốt và có cảm giác ớn lạnh

Đây là biểu hiện cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Là biến chứng do sỏi thận gây ra khiến bạn bị sốt kèm theo ớn lạnh, run.

Bạn không đi tiểu được

Đây là biểu hiện sỏi thận gây tắc nghẽn thận khiến cho việc đi tiểu không được. khi xảy ra trường hợp cần đi thăm khám và nghe lời bác sĩ để giải quyết kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vii. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ TIẾT NIỆU

Đối với từng trường hợp cũng như kích thước sỏi thận để áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

  • Trường hợp sỏi nhỏ và phát hiện sớm nên có thể điều trị nội khoa, đây là phương pháp sử dụng thuốc tăng cường bài tiết sỏi. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả cao,…
  • Trường hợp bệnh nặng, sỏi quá lớn gây tắc đường tiết niệu thì bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể điều trị ngoại khoa

Bên cạnh đó phải thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt như uống nước nhiều, vận động cơ thể thường xuyên và không nhịn đi tiểu để có thể kích thích sỏi ra khỏi cơ thể. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra định kỳ để theo dõi kích thước vị trí sỏi thận cũng như chẩn đoán chính xác hiệu quả của các phương pháp đã sử dụng. Trường hợp sỏi thận quá to hoặc tình trạng viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để chữa trị.

Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý

Dựa vào các triệu chứng của bệnh lý đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các liệu pháp khác nhau. Mỗi phương pháp điều trị sỏi tiết niệu sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là những cách trị bệnh thường được chỉ định.

1. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU TẠI NHÀ

Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ hơn 7mm, bề mặt nhẵn, không ảnh hưởng tới chức năng thận, chưa gây biến chứng thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị:

  • Giãn cơ trơn
  • Vận động nhẹ nhàng
  • Uống nhiều nước hoặc truyền dịch

Phương pháp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí nên thường được bác sĩ khuyến khích khi người bệnh mới ở giai đoạn đầu. Sỏi có kích thước nhỏ sẽ tự đào thải thông qua đường tiểu, ít gây nhiễm trùng và không cần phải can thiệp của phẫu thuật.

Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng các mẹo được lưu truyền trong dân gian để điều trị. Các cách phô biến và cho hiệu quả tốt nhất gồm:

  • Râu ngô: Dùng khoảng 50gr râu ngô, rửa sạch nhiều làn với nước. Để ráo có thể cắt nhỏ rồi cho vào nồi đun với nước. Uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Quả bầu và mật ong: Quả bầu đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ, đem ép nước. Đổ phần nước ép này ra cốc thêm mật ong vào khuấy đều uống 2 – 3 lần/ngày.
  • Cây nhọ nồi: Dùng 1 nắm cây nhọ nồi, bỏ rễ rửa thật sạch với nước, ngâm với muối loãng 15 phút. Vớt ra để ráo rồi đem giã nát vắt lấy nước cốt uống.

2. ĐIỀU TRỊ SỎI BẰNG THUỐC

Trường hợp có biến chứng khi sỏi to hơn 9mm, khi sỏi gây ảnh hưởng tới chức năng của thận, người bệnh mắc phải bệnh lý nền như suy tim, lao phổi, ung thư giai đoạn cuối… không thể thực hiện phẫu thuật. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc. Tuy nhiên cách này không hoàn toàn dứt điểm được các triệu chứng mà chỉ làm dịu cơn đau.

  • Thuốc giảm đau: Được chỉ định cho bệnh nhân bị đau do sỏi gây ra. Một số thuốc trị sỏi tiết niệu loại giảm đau gồm: acetaminophen, codein, morphin hay diclofenac, ibuprofen thuộc nhóm không steroid…
  • Thuốc giãn cơ trơn niệu quản: Tác dụng giảm đau, giúp đào thải sỏi ra ngoài tốt hơn, giảm tiểu buốt. Thuốc thường dùng là drotaverin, papaverine, ức chế alpha – adrenergic và nhóm chẹn kênh canxi…
  • Thuốc làm mòn sỏi: Tác dụng tăng lượng nước tiểu, thay đổi pH nhằm giảm nguy cơ hình thành sỏi cũng như bào mòn sỏi để đưa ra ngoài dễ hơn.

Dùng thuốc là giải pháp tạm thời, kiểm soát triệu chứng bệnh

3. ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA

Khi sỏi có kích thước lớn, không thể tự đào thải qua đường tiểu. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ sỏi ra khỏi niệu đạo.

  1. Phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da (PCNL)

Phương pháp ít xâm hại thay thế cho mổ mở để điều trị sỏi tiết niệu có kích thước lớn hơn 15mm. Cách điều trị sỏi tiết niệu này được chỉ định khi các phương pháp tán sỏi ra bên ngoài không còn hiệu quả, sỏi ở trẻ nhỏ hoặc điều trị sỏi san hô phức tạp.

Ưu điểm của phương pháp trên đó là ít gây đau đớn, thời gian phục hồi nhanh chỉ khoảng 7 – 10 ngày. Không để lại sẹo cũng như không để lại sỏi, giảm tối đa tình trạng nhiễm trùng sau mổ và ít tổn hại đến thận. Quy trình thực hiện nhu sau:

  • Bước 1: Gây mê toàn thân hoặc tiền mê giảm đau.
  • Bước 2: Sử dụng kim chọc qua da từ vùng lưng vào trong thận
  • Bước 3: Nong rộng đường hầm cho tới kích thước bằng một chiếc bút, sau đó đưa máy nội soi vào rán sỏi.
  • Bước 4: Tán vụn sỏi và hút ra khỏi thận
  • Bước 5: Đặt ống thận để kiểm tra sau khoảng 2 ngày thì có thể rút ra ngoài.

Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt hoặc quặn đau bất thường sau khi mổ thì cần kiểm tra gấp để khắc phục kịp thời.

  1. Phương pháp ESWL – Tán sỏi ngoài cơ thể

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng ESWL, tỷ lệ thành công cao lên tới 60 – 70%. Lúc này người bệnh sẽ nằm lên máu tán sỏi, sử dụng sóng chấn động để truyền qua cơ thể làm sỏi vỡ vụn và bài tiết chúng ra bên ngoài bằng đường tiểu.

Phương pháp điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu ít xâm lân đảm bảo hiệu quả cao, ít gây biến chứng

Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế có thể thực hiện cách điều trị sỏi tiết niệu trên. Cụ thể quy trình thực hiện diễn ra như sau:

  • Bước 1: Tiến hành gây mê toàn thân hoặc tiền mê giảm đau cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Di chuyển bóng của nguồn sáng sao cho trùng với vị trí của sỏi trong cơ thể.
  • Bước 3: Định vị bằng X-quang, bác sĩ điều chỉnh sóng xung kích hội tụ chính xác vào viên sỏi, mỗi lần tán sỏi khoảng 1 tiếng.

Hiệu quả của phương pháp này phù thuộc vào độ rắn của viên sỏi, khoảng cách của sỏi tới da và sự thông suốt của đường tiết niệu. Trong trường hợp sỏi nằm ở đài dưới thận thì khả năng đào thải diễn ra khó hơn

Sỏi – Theo Đông y( Y Học Cổ Truyền)

Ngũ lâm

(Viêm tiết niệu, sỏi niệu , tiểu đục)

  1. Đại Cương

Chứng lâm căn cứ vào triệu chứng lâm sàng y học cổ truyền chia làm 5 loại: Nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao lâm và lao lâm có các trìệu chứng chủ yếu là tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, đau tức vùng bụng dưới. Theo y học hiện đại thì những bệnh đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, tiểu đục đều có triệu chứng của chứng lâm.

  1. Nguyên Nhân

Theo y học cổ truyền thì chứng lâm có các nguyên nhân và bệnh lý dưới đây:

  1. Thấp nhiệt tích tụ tại hạ tiêu : làm trở ngại chức năng khí hoá của bàng quang sinh ra tiểu nhiều lần, tiểu khó và gắt.
  2. Tỳ thận hư: Do mắc chứng lâm lâu ngày, thấp nhiệt làm tổn thương chính khí, hoặc người cao tuổi lão suy, lao động quá sức, phòng dục quá độ đều là những nguyên nhân gây tỳ thận hư. Tỳ hư trung khí hạ hãm nên tiểu nhiều lần. Thận hư không làm chủ được tiểu tiện gây nên tiểu vặt.

Trường hợp do lao động nhọc mắc bệnh gọi là ‘lao lâm”. Do thận yếu chất mỡ thoát ra thành ‘Cao Lâm’. Do thận âm hư hoả bốc gây thương tổn lạc mạch, nước tiểu có máu là ‘Huyết Lâm’. ‘Nhiệt Lâm’ do nhiệt thịnh uất kết tại bàng quang. ‘Thạch Lâm’ là trong nước tiểu có sỏi.

  1. Biện Chứng Luận Trị

Y học cổ truyền biện theo 5 chứng lâm để luận trị:

  1. Nhiệt Lâm:

Tiểu nhiều lần, tiểu rất buốt, nước tiểu vàng, có lúc đục, bụng dưới đau hoặc đau lưng, trong người nóng, miệng khô, hoặc sốt, táo bón, lưỡi đỏ, rêu dày vàng, mạch Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm.

  1. Thạch Lâm:

Tiểu buốt, nước tiểu vàng hoặc đục, trong nước tiểu có sạn nhỏ lợn cợn, bụng đau, lưng đau quặn từng cơn không chịu được, có lúc nước tiểu có máụ. Mạch Huyền, Khẩn hoặc Sác.

  1. Huyết Lâm:

Tiểu rát, buốt, nước tiểu đỏ (có máu), rêu lưỡi vàng, mạch Sác.

Điều trị: Chia 2 thể bệnh thực và hư để điều trị:

  1. Chứng thực: Thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết, chỉ huyết.
  2. Chứng hư: Tư âm, thanh nhiệt, bổ hư, chỉ huyết.

thanh nhiệt; Hạn liên thảo, A giao, Bạch mao căn bổ hư, chỉ huyết. Trường hợp bệnh lâu ngày, phần khí bị hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ (sống), Cam thảo để bổ khí, nhiếp huyết).

  1. Cao Lâm:

Nước tiểu đục như nước vo gạo hoặc như có mỡ, đường tiểu nóng rát, đau, sút cân, mệt mỏi, lưng đau, gối mỏi, lưỡi nhợt, rêu dày, mạch Tế vô lực. Bệnh mới mắc thường là chứng thực, lâu ngày không khỏi trở thành chứng hư.

Điều trị:

  1. Chứng thực: Thanh nhiệt, lợi thấp, phân thanh, khử trọc.
  2. Chứng hư: Bổ thận, cố nhiếp. Dùng bài Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm bỏ Thạch xương bồ hợp với Lục Vị Địa Hoàng Hoàn thêm Hoàng kỳ, Thỏ ty tử, Liên tu, Khiếm thực, Long cốt, Mẫu lệ để bổ thận cố nhiếp. Trường hợp thận dương hư, lưng gối lạnh, 5. Lao Lâm:

Tiểu tiện không khó nhưng tiểu nhiều lần, lúc tiểu nhiều, lúc bình thường không chừng, lao động mệt tiểu nhiều, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược. Trường hợp âm hư thì gò má đỏ lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.

Điều trị: Chia ra 2 thể:

  1. Tỳ Hư: Bổ trung, ích khí.

(Hoàng kỳ, Nhân sâm, Chích thảo hợp Thăng ma để bổ khí, thăng đề; Bạch truật, Trần bì gia thêm Tỳ giải, Bạch hnh để lợi thấp giáng trọc).

  1. Thận Hư: Chủ yếu là thận âm hư:

Lòng bàn chân tay nóng, lưỡi thon đỏ, mạch Tế, Sác…

Tư dưỡng thận âm, thanh nhiệt.

(Bài Lục Vị có tác dụng tư dưỡng thâïn âm; Tri mẫu, Hoàng bá thêm Địa cốt bì để thanh hư nhiệt).

Tóm lại: Cần chú ý yếu tố hư thực. Thực chứng chủ yếu do thấp nhiệt nên phép trị là thanh nhiệt, lợi thấp. Chứng hư là do tỳ thận hư nên chủ yếu là bổ tỳ thận. Trường hợp bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, bệnh lý lẫn lộn vì vậy, cần chú ý phối hợp công bổ một cách thích đáng để đạt hiệu quả điều trị cao.

tư liệu tham khảo

Tổng quan bệnh Sỏi thận

Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.

Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời sẽ không ra các tổn hại và các biến chứng về sau. Vậy bệnh sỏi thận là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Nguyên nhân bệnh Sỏi thận

Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.

Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:

  • Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
  • Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
  • Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
  • Nằm một chỗ một thời gian dài.
  • Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.
  • Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C…

Triệu chứng bệnh Sỏi thận

Triệu chứng sỏi thận có thể bao gồm:

  • Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
  • Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.
  • Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bệnh sỏi thận có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu xảy ra.

Đối tượng nguy cơ bệnh Sỏi thận

  • Khi gia đình có người mang gen này, sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận.
  • Những người sống tại khu vực có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước lại bị ra mồ hôi nhiều dẫn đến thiếu nước.
  • Những người ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường.
  • Những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
  • Đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận.

Phòng ngừa bệnh Sỏi thận

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, có thể kể đến các biện pháp sau:

  • Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh với các cách như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên,các loại phomat; giảm lượng đường trong các bữa ăn.
  • Sử dụng những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận. Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê.
  • Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh.